LEDUAN11 | TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ CẤP PHÒNG P1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ NỘI VỤ

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1151/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Phần I
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG

Chuyên đề 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG

1. Quan niệm về lãnh đạo, quản lý
a) Quan niệm về lãnh đạo
Các tổ chức, dù là công hay tư, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong ngành, lĩnh vực nào, thường gồm nhiều thành viên có xuất phát điểm, động lực, năng lực, cũng như cách nhìn nhận khác nhau về tổ chức, về vị thế của bản thân và cách thức theo đuổi mục tiêu. Chính vì vậy, sự khác biệt, thậm chí xung đột, về cách thức tồn tại, phát triển giữa các cá nhân hay nhóm cũng như những đóng góp họ mang đến cho tập thể là một tất yếu khách quan. Điều này chỉ ra rằng, trong khi nhu cầu phối hợp là tự nhiên, thì nguy cơ bất phối hợp cũng là điều đương nhiên có thể xảy ra,
        Lãnh đạo, quản lý đã xuất hiện để giải quyết nhu cầu tổ chức lao động, nhằm tạo ra sự hợp lý trong lựa chọn ưu tiên, trong phân công và phối hợp lao động của các cá nhân, các nhóm, các hoạt động riêng lẻ hay các tiểu quá trình một cách hệ thống, một cách khoa học'. Yêu cầu này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn lực tỷ lệ nghịch với đòi hỏi ngày càng cao của cá nhân và cộng đồng.

Xét về bản chất, lãnh đạo, quản lý đồng nhất. Đó là các nỗ lực mang tính hệ thống nhằm phát huy sự tham gia và đóng góp của các bên liên quan để tạo ra sự cộng hưởng trong tư duy (cùng nhìn về một hướng) và cộng lực (cùng chung tay, chung sức để tạo ra kết quả như trông đợi trong hành động - sức mạnh tổng hợp nhằm hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức.

        Sự đồng nhất về bản chất của lãnh đạo và quản lý là cùng một hệ thống nỗ lực nhằm: Một là, tạo ra thay đổi: Lãnh đạo và quản lý, thông qua các kỹ năng, nghệ thuật, công cụ khác nhau đều nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu đó là một hiện trạng mới trong tương lai nhưng chất lượng tốt hơn so với hiện tại. Điều đó có nghĩa là trong quá trình thay đổi cách tiếp cận, phương thức, kết quả của quá trình, các đối tượng lãnh đạo, quản lý, thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý cũng cần có năng lực tự thay đổi để đón nhận, dung dưỡng, khích lệ và tạo ra thay đổi trong tổ chức hoặc xã hội, nhằm tạo ra chuyển biến xã hội như đã định. Hai là, đối mặt với xung đột. Ba là, sử dụng quyền lực để dẫn dắt tổ chức.

        Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở quá trình và phương thức thể hiện các khía cạnh bản chất đó và đạt được mục tiêu chung. Đó là:

        - Cách nhìn nhận đối tượng và mục tiêu tác động;

        - Cách tạo dựng, thực hành, duy trì và phát triển quyền lực để huy động lực lượng và cam kết của đối tượng lãnh đạo, quản lý bao gồm cả các bên liên quan và điều này dẫn đến sự cân nhắc để lựa chọn:

        - Các chiến lược, kỹ thuật khác nhau để đạt được mục tiêu chung. -

Quản lý, theo cách hiệu phổ biến là sự tác động có hệ thống, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng, làm cho họ hành động theo mục tiêu đã định của quản lý. Nói một cách đơn giản thì quản lý là nỗ lực “quản”, nắm bắt, phát huy và dẫn dắt con người, các quá trình xã hội và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật) thông qua “lý”.

        Lý, theo nghĩa thứ nhất, là tính hợp pháp của quyền lực theo thứ bậc. Quản lý chú trọng tác động vào lý trí, vào trí tuệ của người khác. Lý, theo nghĩa thứ hai, tập trung vào sự hợp lý, logic, tính đúng đắn, hợp lý của hệ thống các quy trình, thủ tục, các lập luận logic, chặt chẽ, rành mạch, sự thỏa mãn các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được thống nhất và được thông qua để đảm bảo tự tối ưu về trình tự và kết quả. Quản lý, do vậy, tạo ra động lực làm việc ở các bên liên quan trên cơ sở các ưu thế của sự tuân thủ, ổn định, nề nếp, trật tự trong và ngoài tổ chức. Trong lãnh đạo cấp phòng, nhất là trong các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước, sự tuân thủ theo pháp luật, theo mệnh lệnh của lãnh đạo là một điều kiện để tạo ra sự nề nếp và trật tự để đội ngũ có thể tập trung và tư duy cải thiện công việc thay vì đối mặt với sự hỗn loạn, mỗi người một kiểu.

        Thiếu quản lý sẽ không có sự logic, tính hợp lý, nề nếp, trật tự, tổ chức sẽ rơi vào tình trạng rối loạn, vô kỷ luật, “trên bảo dưới không nghe”. Theo đó, các kỹ năng quản lý cơ bản là:
        - Thiết kế công việc.
        - Lập kế hoạch.
        - Xây dựng cơ cấu tổ chức.
        - Xây dựng quy chế, thủ tục.
        - Phân công công việc.
        - Tổ chức quá trình thông tin, giao tiếp.
        - Cung cấp các điều kiện vật chất cho thực thi.
        - Giám sát và kiểm tra hoạt động.
        Lãnh đạo, trong khi đó, huy động sự cam kết và các nguồn lực thông qua “đạo”- một phương thức tác động đặc biệt.
        Đạo theo nghĩa thứ nhất, là đường, là con đường, là cách thức mới. Lãnh đạo đồng nghĩa với định hướng, tìm kiếm các hướng đi chính, các hướng đi lớn. Lãnh đạo tạo ra các thay đổi có tính chiến lược thông qua tầm nhìn và hệ thống các chiến lược. Lãnh đạo có sức hấp dẫn từ việc theo đuổi một con đường mới, mới lạ và hứa hẹn tốt đẹp hơn khiến người ta tò mò hoặc bị kích thích mà ủng hộ và đi theo. Tiếp đó, lãnh đạo tạo ra con đường mới thông qua việc tập trung vào các chiến lược - vào các điểm then chốt, đôi khi có ý nghĩa sống - còn, để thay đổi toàn bộ cục diện, tạo ra những kết quả hoàn toàn mới ở mức độ và phạm vi tổng thể và lâu dài của tổ chức hoặc xã hội. Lãnh đạo, do vậy, đồng 
nghĩa với tìm kiếm và tạo ra thay đổi. Nó kích hoạt, tác động vào óc tò mò và ý muốn tìm kiếm cái mới của con người. Trong lãnh đạo cấp phòng, việc tìm kiếm phương pháp mới để tổ chức thực thi công việc, nhiệm vụ, hay thay đổi trong cách sử dụng, phát huy nhân viên nào đó cũng có ý nghĩa quan trọng như việc duy trì sự ổn định. Các nỗ lực này kích hoạt sự quan tâm, bỏ đi một số thói quen không còn phù hợp và gợi ý việc thử nghiệm cái mới. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp giảm stress thông qua hạn chế sự nhàm chán, một chiều do những công việc thường ngày tạo ra.
        “Đạo” theo nghĩa thứ hai, là sự chân chính, đạo đức, là đức hạnh, là cái tốt và sự đẹp, là Chân, Thiện, Mỹ, khiến người ta trân trọng, cảm phục và đi theo. Đạo, theo nghĩa này, tạo ra niềm tin, giúp người ta nhận ra, xác định được, và có hệ thống giá trị để đi theo. Đến lượt nó, các giá trị, niềm tin đó sẽ dẫn dắt hành vi của người được lãnh đạo. Nó nhấn mạnh vai trò làm gương và sức mạnh nêu gương của người lãnh đạo. Điều này có nghĩa, lãnh đạo tác động vào tâm hồn, vào cảm xúc, vào sự xúc động hay đam mê của người khác, thẩm thấu vào họ, hấp dẫn và lôi cuốn họ, làm cho họ ủng hộ và đi theo mà không nhất thiết đòi hỏi đầy đủ các lập luận hay bằng chứng có tính logic. Nỗ lực lãnh đạo là thông qua giá trị để tạo ra đam mê, niềm tin, niềm tự hào và tự giác cộng lực vì mục tiêu chung. Điều này khiến người ta có được sức mạnh, có sự thôi thúc từ bên trong để hành động, theo đuổi và tự chịu trách nhiệm về hành trình cũng như kết quả của mình. Chính vì vậy, lãnh đạo có ưu thế nhờ việc khích lệ đổi mới, sáng tạo và tạo ra sự tự nguyện mà không ép buộc.
        Cho nên, thiếu lãnh đạo, mọi nỗ lực, dù mang tính tích cực, đều có thể trở nên vụn vặt, manh mún, thiếu nhất quán, không đi đến đâu, tình trạng “vô đạo”, bất chấp luân thường có thể xảy ra. Theo đó, các kỹ năng lãnh đạo nói chung và của cấp phòng gồm có:
        - Xây dựng và chia sẻ tầm nhìn lãnh đạo. 
        - Hoạch định chiến lược. 
        - Xây dựng liên minh: bao gồm tạo động lực và truyền cảm hứng. 
        - Xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức.
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

LEDUAN11 | 2024 | Khai giảng Lớp Trung cấp Lý luận chính trị, Khóa 13 cho cán bộ 2 tỉnh Salavan và Savannakhet nước CHDCND Lào

 

School Legislation

Show all posts

Class Schedule

Show all posts

News

Show all posts

Lesson

Show all posts

Visit

Show all posts

Various Techniques

Show all posts

Happy birthday

Show all posts

Student Information

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Facebook

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright LEDUAN131474 ,Generation 11