LEDUAN11 | TRÍCH DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (QUẢN LÝ HỌC VIÊN)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
*
QUY CHẾ
Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị (Ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
-----
Chương III
QUẢN LÝ HỌC VIÊN

Điều 11. Nghĩa vụ và quyền lợi của học viên.
1. Nghĩa vụ của học viên
a) Chấp hành nghiêm túc quy chế, quy định về quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nội quy của nhà trường.
b) Có kế hoạch học tập cá nhân, bảo đảm đầy đủ thời lượng chương trình đào tạo, các khâu của quá trình học tập, rèn luyện như: nghe giảng, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu, nghiên cứu thực tế, thi, viết khóa luận tốt nghiệp, hoạt động tập thể của lớp, của trường... .
c) Tôn trọng cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch;
d) Tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong học tập, rèn luyện, thực hành tiết kiệm.

2. Quyền lợi của học viên
a) Được cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc học tập, rèn luyện trong thời gian học tập.
b) Được hưởng các chế độ ở cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành.
c) Được nghỉ lễ, tết, nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của Nhà nước và của nhà trường.
d) Được nghỉ học, thôi học khi có lý do chính đáng phải có đơn được lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận và được nhà trường đồng ý).
đ) Được sử dụng tài liệu, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao.
e) Được góp ý với nhà trường về nội dung, chương trình học tập, phương pháp giảng dạy, công tác tổ chức, quản lý, phục vụ của nhà trường được để đạt 
nguyện vọng và khiếu nại với nhà trường để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học viên.
g) Được bảo lưu kết quả học tập theo quy định. .
h) Được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp khi đủ điều kiện, bảng kết quả học tập, rèn luyện (Mẫu bảng kết quả học tập, rèn luyện quy định tại Phụ lục số 5 của Quy chế này), hồ sơ học viên, các tài liệu liên quan khi ra trường.

Điều 12. Khen thưởng và kỷ luật học viên 
1. Khen thưởng học viên 
a) Điều kiện khen thưởng
- Kết quả học tập toàn khóa xếp loại giỏi trở lên;
- Kết quả rèn luyện xếp loại tốt.
b) Tỷ lệ khen thưởng
Số học viên được khen thưởng không quá 10% tổng số học viên của lớp (kết quả học tập, rèn luyện lấy từ cao xuống thấp).
c) Thủ tục khen thưởng.
Căn cứ thành tích trong học tập và rèn luyện của học viên, chủ nhiệm lớp phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tiến hành các công việc cụ thể, lập hồ sơ (biên bản họp lớp, tờ trình, danh sách) trình Hội đồng thi đua - khen thưởng, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

2. Kỷ luật học viên 
a) Các hình thức kỷ luật
- Khiển trách: Áp dụng đối với học viên vi phạm quy chế, quy định về quản lý đào tạo hoặc nội quy của nhà trường 2 lần/khóa học (có biên bản của từng lần vi phạm); điểm danh hộ.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với học viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm một trong những hành vi sau:
+ Nghỉ học cộng dồn 5 buổi/khoá học trở lên mà không được sự đồng ý của nhà trường;
+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ học tập và nghỉ giữa giờ học tập;
+ Đánh nhau, gây rối trong trường; bè phái, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp, trong trường;
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên trong trường.
- Buộc thôi học: Áp dụng đối với học viên đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm một trong những hành vi sau:
+ Nghỉ học từ 5 buổi liên tục trở lên mà không được sự đồng ý của hiệu trưởng;
+ Giả mạo hồ sơ để tham gia tuyển sinh; 
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp khi dự tuyển; 
+ Học hộ, thi hộ hoặc để cho người khác học hộ, thi hộ; 
+ Bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc; 
+ Bị khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên;
+ Khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc người học vi phạm pháp luật bị khởi tố hình sự;
b) Thủ tục kỷ luật
Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm của học viên, chủ nhiệm lớp phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tiến hành các công việc cụ thể, lập hồ sơ (bản kiểm điểm cá nhân, biên bản họp lớp, tờ trình và tài liệu có liên quan) trình Hội đồng kỷ luật, hiệu trưởng xem xét quyết định.
c) Việc ghi hồ sơ và hiệu lực của quyết định kỷ luật
- Hình thức kỷ luật của học viên từ khiển trách trở lên ghi vào hồ sơ học viên. Trường hợp học viên bị kỷ luật ở mức buộc thôi học, nhà trường huỷ kết quả học tập và gửi thông báo về cấp uỷ cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người đi học.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực toàn khóa học. 
d) Xóa kỷ luật
- Trường hợp học viên có quyết định kỷ luật của nhà trường, thời gian xóa kỷ luật đối với hình thức khiển trách là 3 tháng; đối với hình thức cảnh cáo là 6 tháng (lớp tập trung), 12 tháng (lớp không tập trung).
- Trường hợp học viên có quyết định kỷ luật của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, thời gian xóa kỷ luật theo quy định hiện hành.
- Sau khi xóa kỷ luật, học viên phải có đơn (đối với trường hợp kỷ luật của cơ quan phải được sự đồng ý của cơ quan cử đi học) để nhà trường bố trí thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp.
3. Hội đồng khen thưởng - kỷ luật do hiệu trưởng làm chủ tịch, các thành viên khác do hiệu trưởng quyết định.

Chương 1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Mục 1
Thi hết học phần

Điều 17. Điều kiện dự thi và xét điều kiện dự thi hết học phần
1. Điều kiện dự thi
a) Trường hợp học viên nghỉ học dưới 25% tổng số thời gian trên lớp của học phần, nếu có lý do chính đáng được nhà trường đồng ý cho nghỉ thì trước khi thi phải học bổ sung nội dung chưa học.
b) Trường hợp học viên nghỉ học từ 25% tổng số thời gian trên lớp của học phần, nếu có lý do chính đáng được nhà trường đồng ý cho nghỉ thì trước khi thi phải học lại cả học phần đó.
c) Trường hợp học viên nghỉ học mà không được sự đồng ý của nhà trường thì trước khi thi phải học lại cả học phần đó.

2. Xét điều kiện dự thi
a) Thành phần: Đại diện lãnh đạo trường chủ trì, đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, đại diện lãnh đạo khoa chủ trì giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Khi cần thiết, lãnh đạo trường có thể uỷ quyền cho lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học chủ trì xét điều kiện dự thi hết học phần.
b) Trách nhiệm: Xem xét, quyết định danh sách học viên đủ và không đủ điều kiện dự thi. Chủ nhiệm lớp thông báo kết quả xét điều kiện thi hết học phần cho học viên trước khi thi ít nhất 2 ngày.

Mục 4

Thi tốt nghiệp


Điều 27. Điều kiện dự thi và xét điều kiện dự thi tốt nghiệp 

1. Điều kiện dự thi tốt nghiệp

a) Học viên có đủ điểm các học phần, điểm thu hoạch đi nghiên cứu thực tế từ 5,0 điểm trở lên.

b) Trong thời gian học tập, học viên không bị kỷ luật (kỷ luật của cơ quan hoặc của trường) từ hình thức cảnh cáo trở lên.













1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

LEDUAN11 | 2024 | Khai giảng Lớp Trung cấp Lý luận chính trị, Khóa 13 cho cán bộ 2 tỉnh Salavan và Savannakhet nước CHDCND Lào

 

School Legislation

Show all posts

Class Schedule

Show all posts

News

Show all posts

Lesson

Show all posts

Visit

Show all posts

Various Techniques

Show all posts

Happy birthday

Show all posts

Student Information

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Facebook

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright LEDUAN131474 ,Generation 11