LEDUAN11 | CÂU HỎI - TRẢ LỜI ÔN THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 01: Hãy phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, Nêu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh?

(1) K/N: Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những văn đề cơ bản của cách mạng VN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước VN, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc , tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc VN, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân thông dẫn ta giành thắng lợi ".
(2) Khái niệm trên thể hiện:
+ Về nội dung: Tư tưởng HCM là hệ thống các quan điểm lý luận “ toàn diện và sâu sắc của cách mạng VN"; phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng VN.
+ Về nguồn gốc: Tư tưởng HCM là sự bổ sung , phát triển và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới , kết hợp nhuần nhuyễn với các giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
+ Về giá trị : Tư tưởng HCM mãi mãi soi đường cho thắng lợi của cách mạng VN; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành, bảo vệ độc lập dân tộc và sự nghiệp xây đựng , bảo vệ Tổ quốc VN XHCN.
(3) Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
+ thời kì trước năm 1911 hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước;
+ Thời kì từ năm 1911-20 tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc;
+ Thời kì từ năm 1921-30 hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng VN;
+ Thời kì từ năm 1930-41 kiên định mục tiêu, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản;
+ Thời kì từ năm 1941-69 bổ sung, phát triển và thực hiện hóa tư tưởng HCM.



3 Hãy giải thích mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng HCM?

(1) Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là tiền đề tiến lên CNXH:

+ Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết: cách mạng VN trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Cách mạng dân tộc, dân chủ phải được thực hiện trước, nhằm giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, thực hiện hai mục tiêu chiến lược: dân tộc và dân chủ.

+ Quan điểm về độc lập dân tộc của HCM: độc lâp dân tộc phải là một nền độc lập thực sự; là quyền thiêng liêng của dân tộc; phải gắn liền với hòa bình; phải đi tới tự do, hạnh phúc của nhân dân

+ Độc lâp dân tộc là tiền đề đi lên CNXH là mục tiêu trực tiếp, là quá trình tạo tiền đề đi lên CNXH về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

(2) CNXH là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, là cơ sở để củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước:

+ CNXH là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc: cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.

+ Quan điểm của HCM về CNXH:

- về đặc trưng bản chất của CNXH là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ, có nền KT phát triển cao, là một XH phát triển cao về văn hóa, đạo đức, XH công bằng hợp lý, thực hiện chê độ phân phối theo lao động.

- mục tiêu của CNXH: về chính trị xây dựng chế độ do nhân dân là chủ và làm chủ, xây dựng một nền KT XHCN, phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng của CNXH...

+ CNXH tạo cơ sở củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển dân tộc.

(3) Những điêu kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo tư tưởng HCM

+ Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

+ Xây dựng khối liên minh vững chắc công-nông-tri thức làm nên tảng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc do Đảng CS lãnh đạo

+ Gắn cách mạng VN với cách mạng thế giới.



4 Hãy giải thích tư tưởng HCM về mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và CNXH? So sánh sự vận dụng tư tưởng này ở Lào?

(1) Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là ngọn cờ dẫn dắt, xuyên suốt thắng lợi của cách mạng VN

(2) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu, là định hướng đúng đắn trong tình hình cách mạng hiện nay

(3) Những nội dung nhiệm vụ thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong tình hình hiên nay (có 4 nội dung):

+ Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện nền KT thị trường định hướng XHCN

+ Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

+Khởi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của tất cả các tầng lớp nhân dân.

+ Vận dụng tư tưởng HCM trong tình hình mới, phải có nhận thức đúng về tình hình thế giới và trong nước, trên cơ sở đó, nghiên cứu, hoạch định đường lối, nhiệm vụ chiến lược cách mạng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

(4) So sánh sự vận dụng tư tưởng này ở Lào:



2 Hãy giải thích nguồn gốc và phát triển tư tưởng HCM?

(1) Nguồn gốc tư tưởng HCM:

+ Kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

- chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường.; truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, tinh thần nhân nghĩa;

- dân tộc VN có truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi.

+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại:

- Tinh hoa văn hóa phương Đông: Nho giáo (triệt lý nhân sinh) và Phật giáo (triệt lý và giáo lý trong tư duy, cách ứng xử của con người với con người);

- Tinh hoa văn hóa phương Tây: tư tưởng tiến bộ của Đại cách mạng Pháp về “tự do, bình đẳng, bác ái” là một trong những yếu tố tác động đến HCM trong việc tìm hướng đi mới sang phương Tây để tìm đường cứu nước, cứu dân.

(2) Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã vận dụng thế giới quan và phương pháp luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu thực tiễn VN, thực tiễn thế giới và tìm ra con đường giải phóng dân tọc, xây dựng đất nước phù hợp với sự phát triển của lịch sử và thời đại mới. Vì vậy chủ nghĩa Mác - Lênin chính là một nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng HCM.

(3) Phẩm chất cá nhân của HCM:

+ đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu;

+ đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn trí thức phong phú của thời đại;

+ đó là ý chí của một nhà yêu nước.

5 Hãy phân tích quan điểm HCM về nhân dân vị trí, vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng VN?

(1) K/N: nhân dân là toàn thể đồng bào, là anh em một nhà. Nhân dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp, bộ phận trong XH, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo... (trừ những phần tử phản động, bán nước, hại dân).

+ HCM khẳng định, nhân dân có vị trí, vai trò rất to lớn, nhân dân là lực lượng có sức mạnh vô đích, mọi lực lượng đều ở nơi dân;

+ Trong chế độ mới dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ đảng viên “là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, tức là phải tận tâm, tận phục vụ nhân dân;

+ Trong mọi hoạt động, cán bộ, đảng viên phải luôn đặt lợi ích nhân dân lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân.

+ Nhân dân là người xây dựng đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng;

+ Với phía nhân dân, với vai trò là công dân của NN dân chủ, nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc.





6 Từ quan điểm về đại đoàn kết của HCM? Hãy so sánh về xây dụng đại đoàn kết ở địa phương Lào nơi Đ/c sinh hoạt?

(1) Quan điểm về đại đoàn kết của tư tưởng HCM: tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc là một hệ thống quan điểm, nguyên tắc, phương pháp về tuyên truyền vận động, tập hợp, tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế phục vụ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.

(2) Quan điểm HCM về vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

+ Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược; là một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng VN;

+ Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của Đảng cách mạng;

+ Về lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc (có 4 nguyên tắc):

- đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong XH;

- tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân;

- đại đoàn kết toàn dân tộc một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ;

- đại đoàn kết toàn dân tộc phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình.

+ Phương pháp đại đoàn kết toàn dân tộc (có 3 phương pháp):

- phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục;

- phương pháp tổ chức là phương pháp xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống chính trị như Đảng, NN, Mặt trận...;

- phuong pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ.

(3) So sánh về xây dụng đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương ở Lào







7 Hãy giải thích nội dung của tư tưởng HCM về NN của dân, do dân, vì dân?

+ NN của dân: dân là chủ, xác định vị thế và tư cách của người dân đối với NN, nhân dân là chủ thể của quyền lực NN. Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Theo HCM, cơ quan NN là công cụ để thực hiện quyền của nhân dân; cán bộ, công chức NN là người được nhân dân ủy quyền, trao quyền, đại diện cho nhân dân để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Nhân dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

+ NN do dân: NN do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền và nghĩa vụ. Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan NN, nhân dân cử ra những người đại diện cho mình, đông thời có quyền bãi miễn đại biểu QH và đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý NN, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, các đại biểu do mình cử ra. Nhân dân là người bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho NN.

+NN vì dân: là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.





8 Hãy giải thích K/N tư tưởng của HCM về NN của dân, do dân, vì dân? So sánh xây dưng NN CHDCND Lào hiện nay?

(1) K/N tư tưởng của HCM về NN của dân, do dân, vì dân

+ NN của dân: dân là chủ, xác định vị thế và tư cách của người dân đối với NN, nhân dân là chủ thể của quyền lực NN. Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Theo HCM, cơ quan NN là công cụ để thực hiện quyền của nhân dân; cán bộ, công chức NN là người được nhân dân ủy quyền, trao quyền, đại diện cho nhân dân để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Nhân dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

+ NN do dân: NN do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền và nghĩa vụ. Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan NN, nhân dân cử ra những người đại diện cho mình, đông thời có quyền bãi miễn đại biểu QH và đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý NN, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, các đại biểu do mình cử ra. Nhân dân là người bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho NN.

+NN vì dân: là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

(2) So sánh xây dưng NN CHDCND Lào hiện nay?

Điều 2 Hiến pháp Lào 2015 khẳng định NN Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là NN dân chủ nhân dân, mọi quyền lực là của dân, do dân, vì dân

+ NN của dân: nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan NN, dân bỏ phiếu bầu các đại biểu QH ...

+ NN do dân: nhân dân trao quyền cho các cơ quan NN để thực hiện nhiệm vụ công chức xứng đáng...

+ NN vì dân: NN phục vụ lợi ích cho nhân dân...





9 Hãy phân tích nội dung của tư tưởng HCM về xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

+ Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị:

- về tư tưởng phải kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng; giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt.

- về chính trị là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn; là đảm bảo tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của cách mạng; xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dưng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị...

+ Xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ: xây dựng Đảng về tổ chức gắn liền với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; Đảng phải là một tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh. Đông thời, gắn liền với vai trò, năng lực, phẩm chất, sưc chiến đấu của đội ngũ đảng viên. Vì vậy, Đảng phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị, tăng cường tính tổ chức và tính kỉ luật của đảng viên.

+ Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, kỉ luật nghiêm minh và tự giác, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.

+ Xây dựng Đảng về đạo đức: đạo đức cách mạng làm nền tảng mới lãnh đạo được cách mạng, mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân; phải giữ gìn Đảng thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.





10 Hãy nêu nội dung cơ bản tư tưởng HCM về xây dựng, chỉnh đốn Đảng? So sánh xây dựng, chỉnh đốn Đảng NDCM Lào?

(1) Nội dung cơ bản tư tưởng HCM về xây dựng, chỉnh đốn Đảng:

+ Xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị:

- về tư tưởng phải kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng; giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt.

- về chính trị là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn; là đảm bảo tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của cách mạng; xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dưng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị...

+ Xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ: xây dựng Đảng về tổ chức gắn liền với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; Đảng phải là một tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh. Đông thời, gắn liền với vai trò, năng lực, phẩm chất, sưc chiến đấu của đội ngũ đảng viên. Vì vậy, Đảng phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị, tăng cường tính tổ chức và tính kỉ luật của đảng viên.

+ Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, kỉ luật nghiêm minh và tự giác, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.

+ Xây dựng Đảng về đạo đức: đạo đức cách mạng làm nền tảng mới lãnh đạo được cách mạng, mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân; phải giữ gìn Đảng thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

(2) So sánh xây dựng, chỉnh đốn Đảng NDCM Lào theo 5 nguyên tắc:

+ Đảng NDCM Lào kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Kaison PHOMVIHAN và truyền thống tốt đẹp của Đảng, phát huy tính tiên phong, tính giáo dục, tính chiến đấu của giai cấp công nhân; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững manh.

+ Đảng NDCM Lào tổ chức tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Đảng có kỉ luật chặt chẽ, tôn trọng và thực thi Phát luật.

+ Đảng NDCM Lào kiên trì đoàn kết vững chắc trên nền tảng đường lối, chủ trương và điều lệ Đảng là nguyên tắc cơ bản của Đảng để đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng;

+ Đảng NDCM Lào lấy nhân dân làm cốt, phục vụ nhân dân trung thực, hoạt động theo quần chúng, dựa vào quần chúng và quá trình cách mạng của quần chúng để dựng và phát triển Đảng.

+ Đảng NDCM Lào lấy tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

và 3 phương châm:

+ xây dưng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và phương pháp lãnh đạo, tăng cường bảo vệ Đảng, kiên quyết chống suy giảm bản lĩnh chính trị trong Đảng.

+ xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải coi trọng chất lượng làm cốt, kết nạp những người ưu tú, có tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng, kiên quyết đưa người không xứng đáng ra khỏi đảng, không ngừng kiện toàn và phát triển đảng.

+ kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường lãnh đạo của Đảng với đề cao hiêu lực quản lý NN, phát huy vai trò chủ đạo của Mặt trận, hội liên hiệp chiến binh và các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội..
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

LEDUAN11 | 2024 | Khai giảng Lớp Trung cấp Lý luận chính trị, Khóa 13 cho cán bộ 2 tỉnh Salavan và Savannakhet nước CHDCND Lào

 

School Legislation

Show all posts

Class Schedule

Show all posts

News

Show all posts

Lesson

Show all posts

Visit

Show all posts

Various Techniques

Show all posts

Happy birthday

Show all posts

Student Information

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Facebook

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright LEDUAN131474 ,Generation 11