TÀI LIỆU HỌC TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH P1-B1

Câu 1. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận? Liên hệ thực tế.

Trả lời:


2.1. Khái niệm

- Qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử triết học, kế thừa những tư tưởng trước đó về vật chất, Lenin đã đưa ra khái niệm về vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, được sáng tạo lại theo mục đích định trước của con người hay nói khác đi hiện thực khách quan di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi.

2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

2.2.1. Suy cho cùng vật chất luôn luôn quyết định ý thức.

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người cho nên vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau.

- Hoạt động tri thức phục thuộc vào quá trình sinh lý thần kinh của não người (não người là một dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức). Do đó, hoạt động của ý thức phụ thuộc và quy định bởi một cơ quan vật chất đó là bộ não của con người.

- Vật chất còn là điều kiện vật chất, cơ sở vật chất, môi trường, hiện thực khách quan và quy luật tồn tại, là điều kiện tiền đề để ý thức hình thành, phát triển hay mất đi.

- Vật chất còn là nơi hiện thực hóa tư tưởng, tinh thần và quyết định đến quá trình đó.

2.2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối, sau khi hình thành cũng tác động trở lại vật chất.

- Nhờ có ý thức mà con người hiểu được bản chất của sự vật từ đó nhận thức, từ đó nhận thức và cải tạo lại sự vật.

- Sự vật bao giờ cũng chứa đựng nhiều khả năng. Nhờ có ý thức mà con người biết cách lựa chọn đúng sai để tác động lại vật chất.

- Sức mạnh của ý thức chỉ được biểu hiện khi thông qua hoạt động thực tiễn của con người bởi bản thân nó không nói lên được một điều gì cả. Thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức mới bộc lộ ra. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, sẽ thúc đẩy sự phát triển và ngược lại phản ánh sai lệch gây theo hướng cản trở hay kìm hãm sự phát triển của vật chất.

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận

2.3.1.Trong hoạt động nhận thức cần quán triệt quan điểm khách quan trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

2.3.2. Trong hoạt động thực tiễn cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người trong nỗ lực nhận thức khách quan.

2.4. Kết luận

Như vây, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.

3. Liên hệ thực tế

- Trong công tác tuyển chọn nhân sự cho Đảng và Nhà nước ở địa phương hay từng cơ quan đơn vị phải thật sự nhìn việc chứ không nhìn người. Tuyển dụng một cán bộ trẻ dù có bằng cấp đầy đủ nhưng trước tiên phải xem người đó ra làm sao, bằng cấp như thế nào, cách ứng xử với những người xung quanh tốt không, mối quan hệ với gia đình và xóm làng như thế nào. Hiện nay, ở một số cơ quan vẫn còn tình trạng gửi gấm con cháu vào làm trong các cơ quan nên dẫn đến tình trạng dị nễ, ngại nhận xét đánh giá.

Câu 2. Trình bày mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa? Liên hệ thực tế.

Trả lời:


2.1. Khái niệm

- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm lịch sử xã hội, nó thể hiện cái chung, cái bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và được diễn đạt dưới dạng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật.

- Thực tiễn là là một phạm trù chỉ hoạt động vật chất cảm tính có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới xung quanh.

Thực tiễn và lý luận luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

2.2. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn luôn đóng vai trò quyết định đối với lý luận

- Thực tiễn là cơ sở cho quá trình nhận thức (lý luận), thông qua hoạt động thực tiễn sẽ cung cấp cho con người những tư liệu, tài liệu để nghiên cứu. Cũng thông qua đó, con người chế tạo ra công cụ, phương tiện lao động, giác quan con người ngày càng hoàn thiện hơn để từ đó con người ngày càng hiểu được bản chất sự vật, tích lũy tri thức, từ đó lý luận hình thành và phát triển.

- Thực tiễn đặt ra cho con người những nhiệm vụ để nghiên cứu, từ đó nhận thức phát triển.

- Nhận thức của con người đúng hay sai đều phải thông qua thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm.

- Thực tiễn còn là môi trường hiện thực hóa tư tưởng (lý luận).

2.2.2. Lý luận sau khi hình thành có vai trò tác động trở lại thực tiễn

- Lý luận là kim chỉ nam soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn đi đến thành công.

- Lý luận xâm nhập vào trong đời sống nhân dân, góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên và tập hợp quần chúng nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn, làm cải biến các mối quan hệ xã hội.

- Lý luận do sức mạnh nội tại của nó, phản ánh tính vượt trước, từ đó chỉ đạo, định hướng hoạt động của con người.

- Sức mạnh của lý luận thực chất là phải gắn với hoạt động thực tiễn của con người bởi vì nếu không có hoạt động thực tiễn thì lý luận không thể bộc lộ ra được. Điều đó được thể hiện trên những nội dung sau: tính đúng đắn của lý luận, sự xâm nhập của lý luận vào đời sống nhân dân, năng lực vận dụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện và cũng như các điều kiện lịch sử xã hội khác.

2.3. Tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

- Lý luận phải được ra đời từ thực tiễn, thực tiễn phải được sự chỉ đạo bởi một lý luận tiền phong.

- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mac – Lenin.

- Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận không có thực tiễn là lý luận suông.

- Thực tiễn và lý luận cần có nhau, bổ sung nương tựa vào nhau, làm điều kiện tiền đề hậu thuẫn cho nhau.

- Vi phạm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn sẽ dẫn đến bênh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

2.4. Kết luận

2.5. Ý nghĩa:

2.5.1. Trong hoạt động nhận thức, phủ định của phủ định là cơ sở cho ta nhận thức, hiểu biết sự ra đời của cái mới. Cái mới ra đời dựa trên cơ sở của cái cũ. Trong hoạt động nhận thức cần quán triệt quan điểm thực tiễn vào cuộc sống. Khi xem xét đánh giá sự vật phải xuất phát từ thực tế, tăng cường nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn thước đo trong quá trình nhận thức của con người. Bởi vì chỉ có thực tiễn mới đặt ra cho con người những vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu. Thực tiễn còn là thước đo, tiêu chuẩn quá trình nhận thức của con người. Nếu vi phạm nguyên tắc thực tiễn sẽ dẫn đến những sai lầm nhất định, rơi vào bệnh giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm.

2.5.2. Trong hoạt động thực tiễn, cần chống lại mọi biểu hiện phủ nhận quá khứ, quay lưng lại với lịch sử, chú ý đến nguyên tắc kế thừa trong sự phát triển.

3. Liên hệ thực tế

+ Nhận một người vào làm việc thì ưu tiên cho người có kinh nghiệm hơn.

+ Cán bộ được quy hoạch đưa về cơ sở làm việc đó là thực tiễn.


1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

LEDUAN11 | 2024 | Khai giảng Lớp Trung cấp Lý luận chính trị, Khóa 13 cho cán bộ 2 tỉnh Salavan và Savannakhet nước CHDCND Lào

 

School Legislation

Show all posts

Class Schedule

Show all posts

News

Show all posts

Lesson

Show all posts

Visit

Show all posts

Various Techniques

Show all posts

Happy birthday

Show all posts

Student Information

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Facebook

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright LEDUAN131474 ,Generation 11